Century ESC
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Các khối ngành tuyển sinhY tế - Sức khỏe

Du học ngành điều dưỡng ở Đức

1. Giới thiệu chung

Ngành điều dưỡng từ lâu đã được biết đến là một ngành rất phù hợp với các bạn trẻ Việt Nam bởi lẽ những tố chất chăm chỉ, cần cù, giàu tình thương mà một nhân viên điều dưỡng cần đều hội tụ đủ ở con người Việt Nam chúng ta. Do đó, lựa chọn ngành điều dưỡng để học tập ở Đức là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt với ngành này, khi học tập ở Đức, bạn sẽ không phải chi trả bất cứ chi phí học tập nào mà ngược lại còn được nhận lương khi học. Do đó, bạn có thể tập trung toàn bộ vào học hành mà không phải làm thêm.

Mức lương ngành Điều dưỡng tại Việt Nam là bao nhiêu? - Maacviet Arena -  Trường Arena đào tạo thiết kế đồ họa

2. Bạn sẽ học được gì sau quá trình đào tạo?

Tại trường dạy nghề y tá tại Đức, bạn sẽ học được đào tạo về chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc người bênh ngắn và dài hạn. Tại đây, bạn sẽ tiếp xúc được với nhiều nhóm người khác nhau, bạn sẽ học được các ứng xử như thế nào với nhóm trẻ em, người bệnh, người bị tâm thần, tàn tật, người già.

Thời gian đầu, học viên cũng đã trang bị được cho mình những kỹ năng điều dưỡng cơ bản như vệ sinh cá nhân, giúp ăn uống và theo dõi các chức năng quan trọng của cơ thể, được đào tạo bài bản. Hết năm 1 đến năm 3 học viên sẽ học chuyên sâu hơn các chủ đề tang cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh và cách giữ sức khỏe cho mình.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay, ngành này đang có cơ hội làm việc rất rộng mở tại Đức nên bạn có thể yên tâm sẽ không thất nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học. Các bạn có thể làm việc tại các trung tâm điều dưỡng, giúp đỡ người cao tuổi ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng như tham gia hỗ trợ khi có bác sĩ đến thăm bệnh. Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm việc ở các tổ chức y tế và xã hội khác nhau.

Điều dưỡng lão khoa là gì?

 

36 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Những điều cần biết khi chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức

Tại sao cần chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức?

Khi sang Đức, bạn không thể cầm theo quá nhiều tiền mặt. 1 phần vì rủi ro bạn có thể làm rơi hoặc mất trong quá trình di chuyển, 1 phần khác là Chính phủ Việt Nam hạn chế cầm theo nhiều tiền mặt khi xuất cảnh. Số tiền được nhiều bạn mang theo chỉ tối đa khoảng 5,000 EUR. Do đó sau khi tiêu hết số tiền cầm theo hoặc phát sinh nhu cầu cần đến tiền mà không có sẵn thì các bạn có thể cần gia đình chuyển tiền cho mình từ Việt Nam.

1 nhu cầu khác là bạn phải chứng minh tài chính tại 1 ngân hàng được Đức công nhận khi xin visa du học. Nếu mở tài khoản tại ngân hàng của Đức thì bạn phải chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức vào 1 ngân hàng tại Đức.

Các hình thức chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức

Nhờ người mang sang

Đây là 1 cách làm kinh điển mà nhiều năm trước mọi người thường làm. Mọi người thường nhờ người quen mang tiền sang và đưa tận tay hoặc chuyển khoản cho người nhận. Cách làm này tương đối đơn giản, nhưng thiếu chủ động vì không phải lúc nào cũng có người quen sang Đức vào thời điểm bạn cần. Nếu thực hiện theo cách này, bạn sẽ không phải mất phí, bên cạnh việc thiếu chủ động thì bạn còn có rủi ro khi người quen mà người thân bạn nhờ không đưa tiền cho bạn.

Qua trung gian cá nhân

Để thực hiện cách này thì người nhà bạn tại Việt sẽ chuyển 1 số tiền cho người thân hoặc đầu mối trung gian tại Việt Nam. Sau đó trung gian sẽ chuyển số tiền theo tỷ giá tương ứng cơ b

ản cho bạn tại Đức. Ưu điểm của cách làm này là giảm rủi ro hơn cách đầu tiên và số tiền cần chuyển cũng có thể lớn hơn, bao nhiêu tùy ý miễn là trung gian đáp ứng được. Cách làm này cũng nhanh hơn cách thứ nhất, nhưng bạn phải tốn chi phí do mức tỷ giá quy đổi thường cao hơn mức hiện thời. Bạn cũng có rủi ro nhất định vì cách làm này không hoàn toàn được pháp luật công nhận.

Qua các ngân hàng

Cuối cùng thì đây là cách làm được khuyên dùng nếu bạn không thể làm theo cách thứ nhất hay thứ 2. Các ngân hàng là địa điểm đảm bảo, nếu có rắc rối gì xảy ra thì ngân hàng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Bạn được chuyển tiền hoàn toàn hợp pháp và không có rủi ro bị mất tiền.

Mức phí chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức

  • Phí chuyển tiền: Thường bằng 0.2% của số tiền chuyển. Tùy vào từng ngân hàng mà tỷ lệ trên có thể thay đổi, nhưng không chênh lệch nhiều.
  • Điện phí cố định: Dố tiền này được thụ hưởng ở mức 5 USD là mức cơ sở cho các khoản chuyển tiền quốc tế.
  • Phí xử lý của ngân hàng nước ngoài: 25 EUR đối với đa số đa số các ngân hàng tại Đức

Ngoài ra, bạn còn phải chấp nhận mức chênh lệch tỷ giá. Khi bạn chuyển tiền tại ngân hàng, bạn sẽ phải mua EUR của ngân hàng với mức giá do ngân hàng quy định. Mức giá này thường cao hơn mức giá bạn mua ngoài thị trường tự do hay mức giá niêm yết theo tỷ giá. Vì vậy, bạn sẽ phải chịu thiệt mức chênh lệch tỷ giá này. Theo thông tin của 1 số ngân hàng thì mức chênh lệch tỷ giá thường rơi vào khoảng 2% số tiền.

Tính toán với các số tiền phổ biến:

  • Nếu chuyển 1000 EUR thì số tiền bạn phải trả là 50 EUR
  • Nếu chuyển 5,000 EUR thì số tiền bạn phải trả là 142 EUR
  • Nếu chuyển 10,000 EUR thì số tiền phải trả là 250 EUR

Như vậy có thể thấy nếu chuyển với số tiền nhỏ thì tỷ lệ chi phí có thể lên đến 5% trên toàn bộ số tiền.

Hồ sơ cần có khi chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức

Không chỉ cần mất phí chuyển tiền mà bạn còn phải có các bằng chứng chứng minh sự cần thiết của việc chuyển tiền thì ngân hàng mới có thể thực hiện lệnh chuyển. Đó có thể là yêu cầu chứng minh tài chính, giấy thông báo nộp học phí… Người chuyển phải mang theo CMND/CCCD và bản sao hộ chiếu của người nhận tại Đức. Ngày nay, các ngân hàng thương mại đã tham gia thị trường này nên việc chuyển tiền không còn quá khó như trước.

Mách nhỏ dành cho việc chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức

Đối với các số tiền nhỏ và có người quen có thể chuyển thì cách tốt nhất là nhờ người quen cầm hộ hoặc qua 1 trung gian quen biết. Cách này sẽ tiết kiệm được tiền cho gia đình bạn. Còn nếu không có các mối quan hệ cần thiết thì bạn nên chọn 1 ngân hàng uy tín để chuyển tiền. Các ngân hàng hiện nay có mức giá tương đối cạnh tranh nên bạn nên chọn ngân hàng có thời gian chuyển nhanh nhất để sử dụng.

202 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Cẩm nang du học Đức 2021 – 2022: Những điều học sinh sinh viên cần biết

Nước Đức nổi tiếng với nền giáo dục thuộc hàng bậc nhất thế giới. Hơn thế nữa, chính phủ Đức còn tạo điều kiện cho du học sinh khắp thế giới có cơ hội được tận hưởng nền giáo dục tiên tiến này bằng cách miễn giảm học phí hầu như mọi trường đại học trên cả nước. Vì thế, nhu cầu du học Đức chưa bao giờ sụt giảm mà còn gia tăng nhanh chóng mỗi năm.

Cũng như mọi năm, rất nhiều học sinh gửi gắm ước mơ của mình tại đất nước này. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là vì tình hình dịch bệnh nên năm nay, các du học sinh nên chuẩn bị hết sức cẩn thận cho hành trang du học của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những điều cần lưu ý khi du học Đức để bạn có một chuyến du học thật suôn sẻ và thành công.

Giới thiệu tổng quan về nước Đức từ kinh tế, văn hoá và con người

Sơ lược về Cộng hòa liên bang Đức

  • Thủ đô: Berlin
  • Dân số: 82,1 triệu
  • Diện tích: 357.021 km2, bao gồm 16 bang
  • Ngôn ngữ: Tiếng Đức, tiếng Anh
  • Là một trong những cường quốc châu Âu, thành viên thường trực của Liên minh Châu Âu EU, một trong hai nước có lượng người nhập cư nhiều nhất thế giới (sau Mỹ)
  • Được biết đến như một đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa, quê hương của nhiều nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà phát minh nổi tiếng: Johann Goethe, Johannes Gutenberg, Ludwig van Beethoven, Albert Einstein, Carl Friedrich Gauss…
  • Thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, nhóm G7, G20, OECD

Kinh tế Đức

Nền kinh tế của nước Đức được đánh giá là một trong những nền kinh tế bền vững nhất trên thế giới, chế độ an sinh xã hội ở Đức tốt hơn hẳn so với các quốc gia khác.

KHÁM PHÁ NƯỚC ĐỨC - BẠN BIẾT GÌ VỀ NƯỚC ĐỨC?

Nền giáo dục Đức

Nền giáo dục của Đức mang tính thực tiễn và rất thực tế, lý thuyết đi đôi với thực hành vì chúng quan trọng như nhau. Các trường ở Đức luôn hướng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác, tạo ra nhiều chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo quốc tế nâng cao giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó mà chương trình đào tạo rất phong phú, đa dạng và cởi mở. Ngoài ra, chính sách miễn học phí cho thấy chính phủ Đức nhắm đến thu hút sinh viên quốc tế.

Đức có chất lượng giáo dục hàng đầu châu Âu với hơn 350 trường đại học tổng hợp và trường đại học khoa học ứng dụng, trên 150 khoá học nổi tiếng giảng dạy bằng tiếng Anh và cấp bằng quốc tế. Môi trường học tập tại nước Đức được đánh giá là sát với thực tế nhất. Trong thời gian thực tập, bạn sẽ có cơ hội đi du lịch và tìm hiểu về nền văn hoá châu Âu. Đức ngày càng chú trọng cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy thu hút sinh viên. Nếu bạn đang có ý định học tập tại Đức thì nên dành thời gian tham khảo một số điều kiện cũng như các chương trình học bổng du học Đức.

Khí hậu ở Đức

Thời tiết của nước Đức khá khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy, băng giá với nhiệt độ cực thấp hoặc nóng. Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường xảy ra lũ lụt sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè hay sau khi tan tuyết trong mùa đông. Hạn hán ở quốc gia này chủ yếu xảy ra ở vùng Đông Bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến toàn nước Đức như trong đợt nóng năm 2003.

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ĐỨC

Ẩm thực nước Đức

Giống như ở Việt Nam, nền văn hoá ẩm thực của Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Được mệnh danh là xứ sở của bia tươi, nhưng không chỉ có bia, Đức còn có các món ăn nổi tiếng khác như giò heo luộc (Eisbein) với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam, người dân còn dùng nhiều món ăn liên quan đến mì sợi các loại. Các món ăn đặc sản còn có xúc xích trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz. Ngoài ra, người Đức rất yêu thích bia rượu vang. Vì điều kiện khí hậu nên ở phía Tây và Nam của Đức sẽ thích rượu vang nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.

61 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Trượt visa du học Đức? Hãy cùng tìm hiểu lý do nhé!

1. Giải trình không minh bạch, rõ ràng

1 trong những giấy tờ quan trọng khi xin visa du học đó chính là Thư động lực. Nội dung chính của Thư động lực là các bạn cần giải trình rõ mục đích sang Đức cũng như lộ trình học của mình. Chẳng hạn sang Đức sẽ học gì, trường nào, tại thành phố nào, tại sao lại lựa chọn như vậy… Thông qua Thư động lực, bạn cũng cần thể hiện trình độ tiếng Đức/tiếng Anh của mình thật tốt để chinh phục ĐSQ/LSQ. Nếu viết không tốt, ĐSQ/LSQ có quyền yêu cầu bạn viết lại hoặc từ chối visa của bạn với lý do “mục đích sang Đức không rõ ràng”.

2. Lộ trình học không logic

Tại Đức luôn ưu tiên “học lên cao”. Chẳng hạn bạn vừa tốt nghiệp THPT, bạn sẽ sang Đức học Dự bị đại học; còn nếu bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn sẽ sang Đức học Cao học. Trường hợp các bạn đã tốt nghiệp đại học nhưng lại muốn sang Đức học lại đại học ngành khác sẽ gặp không ít khó khăn khi xin visa du học, hoặc trường hợp đổi ngành (tại Việt Nam học 1 ngành khác, sang Đức học 1 ngành khác) cũng sẽ dễ bị từ chối visa du học.

3. Không chứng minh đủ tài chính

Để chứng minh tài chính du học Đức, các bạn cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú ít nhất 861 EUR/tháng (đối với hệ Cử nhân là 947 EUR/tháng). Phải có bằng chứng về khả năng tài chính cho 1 năm, tức phải chứng minh được là có 10,332 EUR trong tài khoản tại ngân hàng VietinBank hoặc Deutsche Bank. Nếu không nộp đủ số tiền trong tài khoản thì các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xin visa du học.

4. Thông tin cá nhân không chính xác hoặc cố tình che giấu với ĐSQ/LSQ

Tất cả thông tin cá nhân các bạn khai báo đều phải là sự thật, không được che giấu với ĐSQ/LSQ. Chẳng hạn bạn đã từng trượt visa Đức hay các nước châu Âu khác chưa… Vì tất cả mọi thông tin ĐSQ/LSQ đều có thể điều tra được.

115 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Điều kiện & hồ sơ du học Đức

Điều kiện du học nghề Đức năm 2021

Điều kiện du học nghề tại Đức 2021 có nghiêm khắc không?

Năm 2021 nước Đức đã đưa ra một số thay đổi với du học sinh sang Đức học nghề. Tuy nhiên, về cơ bản học viên vẫn cần những điều kiện sau.

Điều kiện về đối tượng tuyển sinh:

  • Nam, nữ thuộc độ tuổi từ 18 – 25 đã tốt nghiệp PTTH. Với những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì lấy độ tuổi từ 25 – 35.
  • Tình trạng sức khỏe tốt, đạt điều kiện của Bộ Y tế.
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là viêm gan B và C.
  • Không được có tiền án tiền sự trước đó.

Điều kiện về trình độ tiếng Đức:

Cũng như nhiều quốc gia khác, Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng yêu cầu du học sinh đáp ứng tối thiểu trình độ về ngoại ngữ. Cụ thể,  Đại sứ quán Đức yêu cầu thí sinh phải có bằng B1 tiếng Đức trước khi xin Visa. Thậm chí, sau này có thể yêu cầu lên B2. Chưa nói đến, sau này sang Đức học tập bạn vẫn phải tiếp tục học tiếng Đức để hành nghề.

Các loại chứng chỉ tiếng Đức được công nhận bao gồm : GOETHE, TELC, ÖSD và TestDaf.

Có thể nói, điều kiện du học nghề tại Đức không quá khó và nghiêm ngặt. Chỉ cần điều kiện tiên quyết là trình độ tiếng Đức B1, du học sinh có thể dễ dàng xin Visa và theo đuổi ngành học mình mong muốn.

 

161 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Những điều cần lưu ý khi chứng minh tài chính du học Đức

1. Yêu cầu của ĐSQ Đức về chứng minh tài chính

Để chứng minh tài chính khi đi du học Đức, sinh viên phải chứng minh tài chính cho thời gian lưu trú ít nhất 861 EUR/tháng (đối với người xin nhập học đại học là 947 EUR/tháng). Phải có bằng chứng về khả năng tài chính cho 1 năm, có nghĩa là phải chứng minh được là có 10,332 EUR. Các bạn theo học chương trình đại học phải chứng minh khả năng tài chính cho thời gian xin nhập học (tối thiểu 3 tháng, tức tối thiểu 2,841 EUR).

2. Nguyên tắc chứng minh tài chính

Về nguyên tắc, các bạn có thể chứng minh tài chính bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Giấy cam kết bảo lãnh theo quy định của Điều 66, 68 Luật Cư trú: Chứng minh người thứ 3 đảm nhận chi phí liên quan đến mục đích lưu trú bằng Giấy cam kết bảo lãnh theo mẫu quốc gia. Các bạn có thể hỏi thông tin chi tiết tại Sở Ngoại kiều nơi cư trú của người đứng ra cam kết.
  • Mở 1 tài khoản phong tỏa: Các bạn được tự chọn ngân hàng để tài khoản, bao gồm ngân hàng VietinBank hoặc DeutscheBank.

Những lưu ý khi mở tài khoản phong tỏa

Đối với việc mở tài khoản phong tỏa, các bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tài khoản phong tỏa phải có đủ tiền để trang trải các chi phí trong suốt thời gian du học tại Đức, trừ khi có bằng chứng tài chính khác. Kể từ 1/1/2021, ĐSQ/LSQ yêu cầu tài khoản phong tỏa nộp khi xin visa du học Đức phải có 10,332 EUR trong tài khoản.
  • Tài khoản phong tỏa chỉ cho phép rút 1 số tiền nhất định mỗi tháng, khoảng 861 EUR/sinh viên.
  • Tài khoản phong tỏa chỉ có thể bị đóng khi có sự đồng ý của người thụ hưởng.

Tại Việt Nam, 2 ngân hàng được phép hỗ trợ mở tài khoản phong tỏa dành cho sinh viên muốn du học Đức là ngân hàng VietinBank và ngân hàng DeutscheBank.

Các bạn chỉ cần ra 1 trong 2 ngân hàng này và nộp những giấy tờ ngân hàng yêu cầu là sẽ được ngân hàng giúp mở tài khoản phong tỏa để chứng minh tài chính khi du học Đức.

89 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Các khối ngành tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh du học nghề tại Đức

1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh du học nghề tại Đức là nam-nữ độ tuổi từ 18-25 đã tốt nghiệp THPT. Ngoài ra mở rộng cơ hội cho người dưới 35 tuổi đã tốt nghiệp cao đăng, đại học và đi làm. Nhìn chung các trường có xu hướng ưu tiên các sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Họ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và xác định rõ mục đích sang Đức là để học nghề.

2. Các ngành nghề tuyển sinh

Các ngành nghề du học Đức đang chiêu mộ nhiều sinh viên nhất đó là điều dưỡng-cơ điện tử-nhà hàng khách sạn. Vì thế,  hầu hết học viên sau khi sang Đức đều đăng kí một trong các ngành này. Đơn giản vì các ngành này đang thiếu nhân lực và mức lương được trả cực kì hấp dẫn. Hãy tham khảo trước các ngành để khi sang học sẽ có hứng thú hơn, tránh bỏ dở giữa chừng.

3. Cách thức tuyển sinh du học nghề tại Đức

Hiện nay đa số những người sang Đức học nghề chủ yếu là đăng kí qua trung tâm. Phần ít sinh viên cao đẳng đại học là đi theo chương trình liên kết đã được định hướng sẵn. Quá trình chuẩn bị để đăng kí du học nghề sẽ gồm nhiều thủ tục:

  • Phải học và thi chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức. Có giấy chứng nhận đã qua bài kiểm tra tiếng Đức đạt từ B1 trở lên.
  • Đăng kí khám sức khỏe và có giấy chứng nhận sức khỏe của Bộ Y Tế. Không mắc các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B,… mới đủ điều kiện đi.
  • Các giấy tờ lý lịch cá nhân để xác nhận và đảm bảo sau khi đến Đức tạm trú.
  • Hoàn thiện Visa để hoàn tất công việc và chuẩn bị cho việc học nghề tại Đức

 

36 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Những việc cần làm khi đặt chân đến Đức

1. Kiểm tra các giấy tờ quan trọng

Các bạn cần kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan về chứng minh bản thân như hộ chiếu, visa du học, CMND/CCD, giấy khai sinh… và các giấy tờ học tập như bằng cấp, giấy tờ từ trường… Đặc biệt các bạn nên nhớ là những giấy tờ này nên được dịch thuật công chứng thành nhiều bản vì ở Đức làm thủ tục này rất tốn kém. Đồng thời, tất cả các giấy tờ cũng phải được nén vào file và tải lên email, phòng khi các bạn bị thất lạc giấy tờ.

Ngoài ra, sách và tài liệu học tập cũng nên nén thành file và tải lên email. Chỉ nên mang những sách và tài liệu thật sự cần thiết vì số kí cho hành lý có giới hạn.

 

2. Tìm hiểu thông tin về nơi sinh sống và học tập

Sau khi nộp hồ sơ xin visa du học Đức thì các bạn đã biết được nơi mình sẽ sinh sống và học tập thuộc thành phố nào của Đức rồi. Do đó các bạn nên tìm hiểu thông tin về nơi đó như cách thức đi lại, chi phí sinh hoạt, mua sắm ở đâu… Đây là những điều cần thiết đầu tiên mà các bạn nên tìm hiểu khi mới sang Đức.

Ngoài ra, các bạn cũng cần tìm hiểu thêm:

  • Cách thức đi lại từ sân bay đến về vùng bạn sinh sống và học tập
  • Liên hệ với Hội du học sinh tại Đức để bạn có thể nhờ sự giúp đỡ về 1 số vấn đề cấp bách khi vừa đặt chân đến nước Đức
  • Thủ tục hành chính phải làm khi đến Đức
  • Thời tiết tại Đức để chuẩn bị những áo quần phù hợp
  • Tiền mặt cầm tay mang theo bao nhiêu là đủ khi đến thành phố đó cho thời gian đầu

3. Mua sim điện thoại

Cũng giống như tại Việt Nam, khi đến 1 đất nước nào sinh sống, học tập thì việc sử dụng điện thoại là cần thiết, cũng như bạn cần phải có cho mình 1 số điện thoại ở đất nước đó để khi đăng kí giấy tờ hoặc thông báo các vấn đề liên quan thì số điện thoại bạn đã có sẵn rồi.

Ở Đức, khi mua thẻ sim, người dùng phải đăng ký bằng ID và cung cấp bằng chứng về địa chỉ cư trú tại Đức. Thẻ sim có thể được mua ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng điện tử và trong nhiều cửa hàng điện thoại di động nhỏ với các gói khác nhau.

Có 1 số lượng lớn các nhà cung cấp trong các mạng khác nhau như:

  • VODAFONE;
  • TELEKOM;
  • ALDI TALK;
  • LIDL CONNECT.

Vì mới sang Đức, các giấy tờ của bạn còn thiếu nên không thể mua được ngay thẻ điện thoại của Đức để vào internet. Các bạn có thể ra cửa hàng của Thổ mua và nhờ các bạn Thổ kích hoạt sim điện thoại. Với sim điện thoại này các bạn có thể gọi điện và vào internet. Giá khoảng 15-20 EUR cho 16 GB internet và gọi điện trong 1 tháng nhé.

4. Tìm nhà và đăng kí thuê nhà

Đối với các bạn du học nghề hoặc những bạn học lên cao đã được xác nhận học tại 1 trường nào đó thì việc các bạn đã có nơi ở và tìm được nhà thì đã có trước khi các bạn sang Đức sẽ thuận tiện hơn. Vậy nên sau khi các bạn đến Đức thì các bạn chỉ cần di chuyển đến nơi mình sinh sống, và đến địa chỉ nhà mình đã thuê, liên lạc trước với chủ nhà. Sau đó kiểm tra nhà, kí hợp đồng. Cùng với đó là giấy xác nhận của chủ nhà về vấn thuê nhà của bạn.

Tuy nhiên, đối với du học sinh hệ Đại học hay Dự bị thì có thể sẽ khó khăn hơn. Nếu bạn có người thân tại Đức, ban đầu bạn nên sống nhờ ở nhà người thân thời gian đầu khoảng 1 tháng sau khi bạn hoàn thành xong kì thi Dự bị tại các trường.

Khi các bạn có kết quả sau 5 đến 10 ngày thì bạn sẽ biết được mình sẽ sống ở đâu. Lúc này bạn bắt đầu tìm nhà và liên hệ tại thành phố đó. Sau khi tìm được nhà thì bạn nhanh chóng làm thủ tục đăng kí hợp đồng thuê nhà để nhận được xác minh của chủ nhà. Cuối cùng là bạn tiếp tục đi làm đăng kí tạm trú tại nơi bạn sinh sống.

Việc tìm nhà sẽ khó khăn hơn đối các bạn học tập tại các thành phố lớn ở phía Tây Đức. Các bạn cần rất nhiều thông tin thuê nhà tại các thành phố cũng như sự hỗ trợ của Hội sinh viên quốc tế ngay tại thành phố đó, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

5. Đăng ký tạm trú tại nơi mình sinh sống

Sau khi đã tìm được nơi ở phù hợp với mình rồi thì bước đăng kí tạm trú nơi bạn ở là thủ tục vô cùng quan trọng. Trong vòng 1-2 tuần khi bạn có những giấy tờ hợp đồng nhà và xác minh của chủ nhà, bạn nên đến ngay các Văn Phòng Đăng kí tạm trú (Bürgeramt) nơi bạn ở để đăng kí tạm trú.

Đây là nơi bạn nhận được “Xác nhận đăng ký” (Meldebestätigung). Với giấy xác nhận này, bạn sẽ yên tâm học tập và sinh sống tại Đức, không lo bị cảnh sát/Sở Ngoại kiều hỏi thăm bất ngờ nữa.

6. Đăng ký hòm thư

Việc bạn có hòm thư khi đến Đức là vô cùng quan trọng. Đây là thủ tục cần thiết phải làm ngay vì ở Đức hầu như mọi vấn đề đều sẽ làm việc qua email và thư từ.

Đối với các bạn du học nghề và du học Cao học thì trước khi qua Đức các bạn đã xác định được nơi mình sinh sống và học tập nên các bạn cũng đã tìm được chỗ ở khi còn ở Việt Nam vậy nên khi sang các bạn chỉ cần chuyển đến nơi mình sẽ ở, làm các giấy tờ về vấn đề nhà ở và sau đó sẽ điền tên mình lên hòm thư tại nhà mình.Còn đối với các bạn du học Đại học thì bước đầu sẽ khó khăn hơn. Vì khi thời gian đầu các bạn sẽ phải tham gia các kì thi Dự bị ại học ở những nơi khác nhau, và đến khi có kết quả thì các bạn mới có thể xác định được mình sẽ ở thành phố nào.

Vậy nên lúc đầu vấn đề chỗ ở sẽ hơi phức tạp. Nếu bạn có người thân hoặc ở nhờ 1 người nào đó thì việc ở tạm một thời gian đầu và xin để tạm tên mình 1 thời gian trên hòm thư sẽ dễ dàng hơn, hoặc nhờ người đó nhận thư giùm mình, nhằm tránh thất lạc những giấy tờ quan trọng nhé.

7. Đăng ký bảo hiểm

Đăng ký bảo hiểm là 1 trong những thủ tục cần thiết khi sang Đức du học. Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe… hoặc trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Vì vậy đây là loại là loại bảo hiểm bắt buộc tại Đức. Có bảo hiểm y tế công do Chính phủ quy định (GKV) và bảo hiểm y tế tư nhân từ 1 công ty của Đức hoặc quốc tế (PKV) hoặc kết hợp cả 2.

Hầu như các bạn du học nghề hay đã được nhập học và là sinh viên trường đại học thì các bạn sẽ được đăng kí loại bảo hiểm như AOK, TKK, DAK.

Chi phí hàng tháng tùy theo bang sẽ chênh lệch nhau vài EUR:

  • AOK (83 EUR)
  • TKK (81,3 EUR)
  • DAK (85,49 EUR)

Đây là chi phí bắt buộc mà các bạn phải trả mỗi tháng, vì việc này sẽ giúp các bạn trong vấn đề ốm đau hay bệnh tật khi ở Đức.

8. Mở tài khoản ngân hàng

Sau làm quen với môi trường sống ở Đức, cũng như số tiền bạn cầm tay qua Đức đã dần cạn thì hãy nhanh chóng kích hoạt tài khoản ngân hàng ở Đức. Đây là tài khoản mà bạn đã làm trước đó ở Việt Nam.

Những bạn mở tài khoản là Vietinbank của Việt Nam thì các bạn cần đến trực tiếp hoặc gọi điện hỏi thủ tục và giấy tờ, sau đó bạn phải gửi những giấy tờ yêu cầu mở tài khoản qua hòm thư đến chi nhánh mà bạn đăng kí tại Đức là ở Berlin hoặc Frankfurt. Khi họ kiểm tra đầy đủ thông tin giấy tờ sẽ làm thủ tục kích hoạt cho bạn. Sau đó bạn sẽ nhận được các thông tin cũng như thẻ về hòm thư của mình và sử dụng nó.

Nếu ngân hàng mà bạn mở là ngân hàng của Đức thì bạn có thể đến trực tiếp tại địa chỉ ngân hàng đó ở nơi bạn ở và yêu cầu làm thủ tục cần thiết để kích hoạt tài khoản. Bạn sẽ nhận được thẻ qua hòm thư của bạn sau vài ngày làm việc.

Ngoài ra hiện nay, bên cạnh việc mở tài khoản phong tỏa tại Việt Nam qua Vietinbank, các bạn có thể mở qua web Expatrio. Đây là web liên kết ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản phong tỏa thuận tiện hơn và cũng giúp các bạn liên kết với các ngân hàng của Đức. Như vậy khi các bạn sang Đức sẽ có thể dễ dàng có thêm tài khoản ngân hàng cá nhân tại 1 trong những ngân hàng phổ thông tại Đức (Deutsche Bank, Sparkasse, Commerzbank).

9. Kết nối với người thân quen hoặc tham gia Hội du học sinh tại Đức

Với những bạn có người thân hoặc người quen ở Đức thì việc các bạn mới đến Đức sẽ dễ dàng và đỡ bỡ hơn hơn vì sẽ giúp bạn ổn định cuộc sống và hướng dẫn cho bạn những ngày đầu ở Đức để các bạn dễ hòa nhập với cuộc sống bên Đức.

Còn những bạn du học không có người thân hay người quen thì các bạn hãy liên hệ với Hội du học sinh ngay khi đến Đức. Đặc biệt ở Đức hội du học sinh hỗ trợ bạn rất nhiệt tình. Ví dụ như Hội sinh viên Việt Nam tại Đức có hỗ trợ giúp đón các bạn tại sân bay cũng như hướng dẫn bạn đi tàu về thành phố bạn sinh sống. Hội du học sinh sẽ trở thành mái nhà an toàn hỗ trợ những khó khăn mà bạn gặp phải ở Đức. Ngoài ra mỗi thành phố bạn ở đều có Hội du học sinh riêng tại thành phố đó. Vậy nên hãy liên hệ và làm quen với mọi người để giúp bạn bớt cô đơn và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại Đức bước đầu nhé.

10. Xin gia hạn visa du học Đức

 

Sau khi các bạn hoàn thành xong các thủ tục giấy tờ cần thiết như nhà ở, đăng ký tạm trú, giấy tờ nhập học, bảo hiểm, ngân hàng,… thì việc tiếp theo của các bạn đó là gia hạn visa du học tại Sở Ngoại kiều nơi bạn sống.Để được cấp visa dài hạn giúp các bạn có thể ổn định sinh sống và học tập tại Đức thì việc này rất quan trọng vì nếu không gia hạn visa bạn có thể bị trục xuất khỏi Đức.Với vấn đề gia hạn visa này chỉ cần bạn có giấy tờ đầy đủ và minh bạch thì bạn sẽ nhanh chóng được cấp Thẻ cư trú. Còn không họ sẽ thông báo phải bổ sung đầy đủ giấy tờ cần thiết.

Với lần gia hạn sau, nếu bạn vẫn ở thành phố đó thì có thể Sở Ngoại kiều sẽ tự động gửi lịch hẹn gia hạn visa cùng với những yêu cầu về giấy tờ liên quan để cho bạn chuẩn bị qua hòm thư. Vậy nên các bạn cần chú ý cũng như phải kiểm tra thư hàng ngày nhé.

249 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Các khối ngành tuyển sinh

Du học Đức nên học ngành gì?

Từ lâu, Đức đã trở thành một điểm đến quen thuộc cho những du học sinh. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn không biết nên học ngành gì. Dưới đây là một số ngành học ở Đức có hỗ trợ cho bạn học phí mà cơ hội xin việc sau khi ra trường cao. Bạn tham khảo để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt cho mình nhé.

1. Nhóm ngành kinh tế

Khối ngành về kinh tế là một trong những ngành thu hút được rất nhiều những học sinh và sinh viên, các bạn có thể lựa chọn những ngành liên quan đến các công việc kinh doanh và thương mại, các chuyên ngành về marketing, kế toán và logistic,… Các bạn học có thể có những cơ hội đi thực tập tại các công ty nước ngoài và sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ tích lũy được khá nhiều những kinh nghiệm trong ngành này đấy

Top các ngành kinh tế hot nhất trên thị trường tuyển dụng 2021

2. Nhóm ngành về công nghệ thông tin

Ngày nay, công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày cùa chúng ta. Chính vì vậy mà thị trường làm việc của ngành này đang ngày càng mở rộng. Ở Đức, ngành này đang được chính phủ chú trọng và tạo nhiều điều kiện phát triển. Vì vậy, thật không khó hiểu khi hiện nay Đức đang là một trong số những quốc gia có ngành công nghệ thông tin phát triển nhất thế giới. Do đó, lựa chọn ngành này khi du học Đức là một lựa chọn hoàn toàn sáng suốt.

Ngành Công nghệ thông tin

3. Ngành nhà hàng khách sạn

Đây cũng là một trong nhóm ngành có cơ hội nghề nghiệp lớn với các bạn trẻ Việt Nam. Bạn sẽ có cơ hội trở thành quản lý khách sạn, trở thành chuyên gia ẩm thực và bạn có thể tự mình kinh doanh theo ý muốn về lĩnh vực này. Ngành này thích hợp với những bạn có khả năng giao tiếp tốt, tính chủ động trong công việc cao.

Nhân viên pha chế quản lý quán coffee | Vieclamsing

4. Chuyên ngành điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn vì nó dễ xin được visa sang Đức và cũng được chính phủ tài trợ học phí trong quá trình học tập tại đây. Bạn sẽ làm việc trong các viện dưỡng lão, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và công việc là chăm sóc và tổ chức các hoạt động dành cho người già do vậy ngành này yêu cầu sự khéo léo và tỉ mỉ.

Trên đây là một số ngành nghề mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn du học ở Đức. Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn và chuẩn bị thật tốt cho hành trình sắp tới của mình.

74 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

3 lý do bạn nên du học tại Đức

1. Cơ sở đào tạo chất lượng cao

Ngoài việc nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất hiện đại, chính phủ Đức cũng rất chú tâm đầu tư cho mảng giáo dục bậc cao. Hằng năm, chính phủ Đức luôn tài trợ cho các đề án nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tự thực hiện những dự án cá nhân và tiến hành các phương pháp nghiên cứu mới.

Ngoài các trường đại học có mặt trong bảng xếp hạng THE, nước Đức tổng cộng có đến 450 trường đại học công lập và hơn 17,500 chương trình học có cấp bằng dành cho sinh viên quốc tế. Bậc học ở Đức cũng hết sức đa dạng trải dài từ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ.

2. Miễn học phí cho sinh viên quốc tế

Bạn có từng mơ đến việc du học tại Châu Âu nhưng lại băn khoăn về vấn đề tài chính để đóng tiền học? Nếu có thì Đức chính là lựa chọn sáng suốt dành cho bạn vì có gần 300 trường Đại học tại Đức vẫn còn áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên quốc tế theo học hệ Cử nhân. Áp dụng với mọi sinh viên đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới, đừng ngại ngần mà hãy tự tin chọn ngay cho mình một con đường cực kì tuyệt vời này nhé.

3. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế được ở lại Đức lên đến 18 tháng để tìm việc làm. Nếu so với các nước Châu Âu khác thì đây có thể coi là một sự ưu ái của chính phủ Đức dành cho sinh viên quốc tế khi cho phép bạn ở lại một khoản thời gian dài như vậy. Theo báo cáo của Study In Germany, có đến 69,2 % sinh viên quốc tế đã chọn ở lại Đức để tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Điều này chứng tỏ thị trường lao động tại Đức đang rộng mở và khát nguồn nhân lực. Các trường đại học tại Đức cũng có các mối liên kết chặt chẽ với những doanh nghiệp nên bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.

35 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • …
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10

Hotline

🎓 VP Hội sở TPHCM
Cô Kiều Hạnh: 0765 463 297
Thầy Sơn: 0918 278 834

🎓 VP Long An

Thầy Phong: 0977 681 001

Thầy Trí: 0947 690 979

🎓 VP Bình Định

Cô Mỹ Hạnh: 0986 782 727

Tin mới

  • DU HỌC NGHỀ ĐỨC – CHỌN HƯỚNG ĐI NÀO CHO HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG!?

    09/06/2023
  • TUYỂN SINH DU HỌC CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC THỰC HÀNH VÀ LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG CÓ THỜI HẠN TẠI BANG THURINGEN – CHLB ĐỨC

    21/05/2022
  • HỆ THỐNG ĐÀO TẠO BFW REGENSBURG

    29/03/2022
  • Tuyển sinh du học & làm việc có thời hạn ngành điều dưỡng tại Đức

    13/12/2021
  • Tuyển sinh du học tại CHLB Đức

    04/11/2021

Du học – Việc làm – Định cư Đức

VP: 373/01/128 Thống Nhất, P11, Gò Vấp, Tp.HCM

Hotline: 098 333 56 35
Email: Kieuhanhcentury@gmail.com

© Copyright Thiết kế web Nhơn Mỹ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Century ESC
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ