Century ESC
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Giới thiệu về nước Đức

Đôi nét về nước Đức cho các du học sinh

Cộng hòa liên bang Đức là một trong các nước công nghiệp hoá nhiều nhất trên thế giới, nằm ở giữa châu Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hoà Czesk, Áo, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Ở phía bắc, nước Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải. Nước Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên Minh Châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Ngoài ra nước Đức còn là thành viên trong khối NATO và G8. Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin; một số trụ sở của các bộ liên bang nằm tại Bonn. Nước Đức có tất cả 16 tiểu bang. Các thành phố lớn nhất của nước Đức là Berlin, Hamburg, München, Cologne, Frankfurt, Dortmund, Essen, Stuttgart và Düsseldorf.

Dân số

Diện tích nước Đức chỉ lớn hơn nước láng giềng Ba Lan một chút, nhưng dân số lại nhiều hơn gấp đôi. Trong số đó 68 triệu là người Đức, còn lại 15 triệu là người nước ngoài hay có nguồn gốc từ các nước khác. Khoảng 75 triệu người có quốc tịch Đức, một số ít trong số đó còn có thêm quốc tịch nước khác bên cạnh quốc tịch Đức. Khoảng 7,5 triệu người là người nước ngoài.

Kinh tế

Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỉ Euro, Đức là nước công nghiệp với nền kinh tế quốc gia lớn thứ 3 thế giới.

Giáo dục

Trên toàn nước Đức, tất cả trẻ em đều có nghĩa vụ phải học đến hết lớp 9. Trong khi ở một số bang chương trình phổ thông chỉ kéo dài 12 năm, thì ở các bang khác tới những 13 năm. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học (lớp 10), thanh niên ở Đức có nhiều sự lựa chọn. Họ có thể học nghề ở các trường dạy nghề, hay học hết phổ thông để lấy bằng Abitur (tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam). Sau Abitur họ có thể chọn học tiếp ở trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu (Universität) hay chuyên sâu về công nghệ (Fachhochschule, thường được dịch sai ra tiếng Việt là trường cao đẳng). Bằng tốt nghiệp giữa hai loại trường đại học này đều không có sự khác biệt gì cả, nhưng trên thực tế thì bằng Universität vẫn được coi trọng hơn. Bù lại, sinh viên tốt nghiệp trường Fachhochschule nhanh tìm được việc làm hơn, vì trong quá trình học, họ có cơ hội để thu thập được nhiều kinh nghiệm thực hành, một trong những yếu tố được đánh giá cao ở Đức.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức (Hochdeutsch). Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung ở trung tâm Châu Âu, Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở Châu Âu. Có rất nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng, mặc dù không phải là công dân Đức, nhưng vẫn được coi là người Đức bởi sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hòa Đức của họ giống như Wolfgang Amadeus Mozart, Franz Kafka và Stefan Zweig.

 

70 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Giới thiệu về nước Đức

Tại sao bạn lại chọn nước Đức để đi du học?

Nước Đức cũng là một đất nước rất thoải mái với du học sinh khi cho phép những sinh viên nước ngoài đi làm thêm. Đây là một điều xa xỉ với những du học sinh đặc biệt là du học sinh Mỹ. Giá cả ở Đức cũng rẻ hơn so với các đất nước như Nhật, Hàn hay Anh. Bạn có thể đi chợ trong một tháng sinh sống tại Đức chỉ với giá 2 triệu Việt Nam đồng. Mức tiền này cũng giống như mức tiền ăn của một sinh viên bình thường tại Hà Nội.

Với những bạn muốn du học nghề tại đây thì quả thật Đức là một điểm dừng chân tuyệt vời. Không những bạn có thể vừa học, vừa được trải nghiệm cuộc sống tại Đức, vừa lại có một mức lương hậu hĩnh. Đức rất mở cửa và chào đón những sinh viên tới du học nghề điều dưỡng, cơ khí,… Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn mời bạn sang du học và các chế độ đãi ngộ với những học viên du học nghề thì vô cùng to lớn.

Những lý do nên chọn Đức làm nơi dừng để trở thành một Du học sinh:

Các trường Đại học tại Đức miễn học phí không những cho sinh viên Đức, mà còn miễn học phí cho các sinh viên ngoại quốc. Vì vậy, khi du học Đức các bạn sẽ bớt được phần nào gánh nặng về tài chính. Với mỗi học kỳ, các bạn chỉ phải đóng tiền quản lý sinh viên và tiền cho các phương tiện di chuyển công cộng. Tuỳ thành phố mà khoản phí này sẽ thay đổi. Vì luật có thay đổi, nên một vài năm gần đây đã có 4 trên tổng số 16 bang bắt đầu thu học phí (ví dụ như bang Baden-Württemberg).

Chi phí sinh hoạt không quá đắt đỏ. Có thể thấy, tuy Đức là một nước phát triển nhưng mức sống ở Đức thấp hơn một số nước Châu Âu khác. Chi phí sinh hoạt (tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền bảo hiểm,…) trung bình từ 600-800€/tháng, tuỳ thành phố mà bạn sinh sống. Thành phố càng lớn thì chi phí sinh hoạt của bạn sẽ càng cao.

Khi bạn đặt chân sang Đức, bạn sẽ có cơ hội được đi du lịch khắp nước Đức và các quốc gia thuộc khối Schengen. Với visa du học Đức, các bạn vẫn được phép đi tham quan các nước khác mà không cần phải xin visa. Ngoài ra, một số nước còn có chính sách đặc biệt nếu bạn là sinh viên Đức, ví dụ như giảm giá vé tham quan bảo tàng.

302 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Giới thiệu về nước Đức

Nước Đức – Mãnh đất vàng của các du học sinh

Đức là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu với nền công nghiệp và nền kinh tế phát triển. Đây cũng là nơi có lịch sử phát triển lâu đời chính vì thế nền văn hoá và con người  Đức luôn toát lên vẻ lịch lãm, hiếu khách. Đến với nước Đức bạn sẽ được học tập trong một môi trường trong sáng, sát với thực tế cuộc sống. 

Tên gọi: CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
Thủ đô:  Berlin
Dân số: 82,2 triệu (2015)
Diện tích: 357,050 km² (hạng 61)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức
Vị trí địa lý: là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây).

Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.

1. Kinh tế

Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 3.824 tỷ USD (2015). Đức có nền kinh tế thị trường, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo sức mua tương đương.

2. Hệ thống giáo dục

Đức là một quốc gia có nền giáo dục được đánh giá cao và được xếp bậc nhất Châu Âu.Trong danh sách các trường top 400 và top 700 thế giới, số lượng các trường ở Đức rất lớn, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và UK. Du học tại Đức, du học sinh hoàn toàn được miễn học phí như tất cả các sinh viên khác trên lãnh thổ Đức, hiện tại càng ngày càng có nhiều khóa master bằng tiếng Anh tại các trường ở Đức. Đây là một biện pháp để quốc tế hóa nền giáo dục Đức.

Môi trường đại học tại Đức rất được ưa chuộng với các ngành học đại học quốc tế cấp chứng chỉ Bachelor và Master, các ngành học hoàn toàn bằng tiếng anh, hệ thống đánh giá thành tích học tập cho phép tích lũy hoặc chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập. Với những kiện quá tốt như thế, Đức đang ngày càng trở thành quốc gia thu hút sinh viên quốc tế tới học tập, đặc biệt là học sinh sinh viên Việt Nam. Các ngành học khá đa dạng từ khoa học ngôn ngữ, khoa học truyền thông và văn hóa, luật, kinh tế, xã hội học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, thiết kế cho đến y học, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài chính và dinh dưỡng học.

3. Chất lượng cuộc sống

Theo bảng xếp hạng của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2017 do Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững Đức nằm trong top 20 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tạp chí International Living mới đây đã xếp hạng Đức là quốc gia thứ 4 trên thế giới có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Chất lượng bảo hiểm y tế, tiền lương trung bình ở mức cao, chất lượng cơ sở hạ tầng cũng là một vẫn đề quan trọng tại Đức.

Tạp chí cũng đánh giá, tại Đức không gian dành cho những người yêu thiên nhiên và thể thao cũng rất rộng rãi. Người dân có thể đi dạo quanh các công viên quốc gia rộng lớn và còn có cả các đường mòn riêng biệt dành cho những người thể thao chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm được nhà nước cho phép và tạo mọi điều kiện để Du Học Sinh được đi làm thêm trong thời gian học tập tại Đức.

 4. Ngôn ngữ giao tiếp

Ngôn ngữ chính là tiếng Đức được sử dụng trên tất cả các bang, tùy từng bang mà người dân sử dụng những cách nói khác nhau và có thể dùng cả tiếng Pháp, đa phần tầng lớp trẻ và trí thức của Đức sử dụng tốt tiếng Anh. Người Đức từ trước đến nay luôn tự hào về văn hóa dân gian và tính dân tộc của đất nước mình, cũng như hiện tại họ tự hào về mức độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống. Có thể nói về mặt khoa học kỹ thuật và y dược: cơ khí – điện tử – ô tô các sản phẩm của Đức luôn luôn có chất lượng và độ bền tốt nhất, cũng như các bệnh viện hàng đầu thế giới là nơi chữa trị cho nhiều ca bệnh hiểm nghèo một cách phi thường.

6. Ẩm thực – Du lịch

Là một nước châu Âu, phong cách ẩm thực của Đức mang đậm nét phương Tây. Điều này thể hiện qua các món ăn truyền thống – nổi tiếng nhất là các loại xúc xích – và thức uống là bia. Cũng như các nước châu Âu khác, các món ăn của người Đức được làm từ các loại thịt – chủ yếu là heo, bò, gà, ngỗng, …các món bánh từ lúa mì, lúa mạch, khoai tây. Thực đơn có rất nhiều chất đạm và chất béo, bữa sáng nhất thiết có sữa và thịt, bánh mì.

 

113 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Điều kiện & hồ sơ du học Đức

Lộ trình du học nghề Đức- từ chuẩn bị ở Việt Nam đến định cư tại CHLB Đức

Lộ trình du học nghề Đức bắt đầu từ khi bạn học tiếng Đức ở Việt Nam cho đến khi tốt nghiệp và có thể định cư ở Đức. Cụ thể từng bước bao gồm:

Khóa học tiếng tại Việt Nam:

  • Học viên học thi lấy chứng chỉ tiếng Đức trung bình 6-8 tháng để lấy A2 hoặc B1. (Với bằng A2 bạn có thể nộp để xin Visa nhưng đa số các trường và viện yêu cầu tối thiểu trình độ B1 nhé ).
  • Học viên tham gia khoá tiếng đức B2 cấp tốc tại Đức (khóa cấp tốc 3-6 tháng tuỳ trình độ tiếng của học viên).
  • Song song với chương trình học tiếng, học viên sẽ được trung tâm đào tạo các kỹ năng mềm làm việc tại Đức

Nộp hồ sơ xin VISA:

  • Sau khi có được bằng B1 tiếng Đức, du học sinh có thể bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin VISA sang du học nghề Đức, đây là một bước quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận, chu đáo cũng như tính trung thực trong hồ sơ ( xem thêm tại https://duhoccentury.com/2021/07/10/ho-so-xin-visa-du-hoc-nghe-tai-duc-can-chuan-bi-nhung-gi/ )
  • Quá trình xin VISA có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng đây chính là bước chuyển tiếp, đánh dấu việc chuyển từ giai đoạn ở Việt Nam đến việc du học tại Đức.

Tại CHLB Đức:

Chương trình chính quy đào tạo hệ 3 năm:

  • Học viên bắt đầu chương trình học 3 năm gồm 2100 giờ lý thuyết + 2500 giờ thực hành (45%  lý thuyết, 55% thực hành).
  • Các khoá học (tuỳ thành phố) thường khai giảng vào 01.03, 01.04, 01.09, 01.10 hàng năm.
  • Tùy ngành nghề, trường học sẽ có những yêu cầu khác nhau

Sau tốt nghiệp:

  • Được nhận chứng chỉ đào tạo nghề công nhận trên toàn nước Đức và châu Âu
  • Được hỗ trợ tìm việc làm tại cơ sở thực hành
  • Sau 3 năm làm việc có quyền xin cư trú lâu dài tại Đức

Lộ trình từ chuẩn bị tại Việt Nam cho đến định cư tại Đức

 

60 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Điều kiện & hồ sơ du học Đức

Hồ sơ xin học tại trường nghề Đức bao gồm những gì ?

Hồ sơ du học nghề Đức với từng chương trình du học và từng trường sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các loại giấy tờ cần có học bạ và bằng tốt nghiệp THPT. Với những bạn du học theo hệ THPT sẽ cần có học bạ và giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS. Đây sẽ là các loại giấy tờ để chứng minh trình độ học vấn của bạn.

Bằng tốt nghiệp THPT là yêu cầu chung của các trường nghề Đức

Ngoài bằng tốt nghiệp, bạn phải chứng minh được kế hoạch học tập của mình thông qua 1 bảng kế hoạch học tập (đơn xin học) và giấy mời của trường bạn sẽ theo học bên Đức.

Và đặc biệt, bạn sẽ không thể thiếu được chứng chỉ ngoại ngữ trong bộ hồ sơ du học Đức của mình. Khi du học tại quốc gia Tây Âu này, bạn cần đáp ứng điều kiện về ngôn ngữ. Đó là có bằng tiếng Đức trình độ B1. Vì thế, khi du học Đức, bạn cần có chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 trở lên. Với một số ngành giảng dạy bằng tiếng Anh, bạn sẽ cần thêm chứng chỉ tiếng anh như IELTS hoặc TOEFL.

Ngoài ra bạn cần viết Đơn xin đăng ký học nghề tại Trường (Làm theo mẫu đơn quy định của các trường dạy nghề ở Đức), tất nhiên là bằng tiếng Đức.

Đây sẽ là những giấy tờ cơ bản và bắt buộc phải có. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm các loại giấy khen hay bảng điểm. Đây cũng sẽ là một lợi thế cho bạn trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

58 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Năm Lý Do Nên Học Tiếng Đức
Điều kiện & hồ sơ du học Đức

Cẩm nang du học sinh 2021 – 2022: Du học nghề ở Đức cần có gì trong tay?

Du học không nhất thiết phải học ở các trường Đại học hay Cao đẳng, cũng không nhất thiết phải có bảng điểm đẹp mắt hay thành tích viết đầy mặt giấy. Du học không chỉ dành cho học sinh giỏi hay xuất sắc, mà các bạn học sinh khá vẫn có thể du học, kể cả ở những nước khắt khe về mặt giáo dục như Cộng hoà Liên bang Đức!

Du học Century sẽ mách bạn bí quyết du học thành công đơn giản, chỉ cần bạn có đủ quyết tâm thì không gì là không thể!

Điều kiện du học nghề Đức

Các bạn hãy yên tâm, tuy nước Đức có nền giáo dục cao cấp bậc nhất, điều kiện du học nghề Đức lại khá đơn giản, bao gồm:

  • Tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, không yêu cầu về điểm số cụ thể
  • Chứng chỉ tiếng Đức từ B1 trở lên, chứng chỉ ngoại ngữ A2 trở lên theo luật nhập cư mới áp dụng từ tháng 3/2020
  • Tuổi từ 18 đến 30 đã tốt nghiệp
  • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh viêm gan, bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác
  • Lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự

Năm Lý Do Nên Học Tiếng Đức

Chi phí du học nghề tại Đức

Chi phí khi ở Việt Nam (trước khi du học)

  • Chi phí học tiếng để đạt được A2/B1 và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức tại Việt Nam sẽ từ 30 – 40 triệu VNĐ
  • Chi phí làm hồ sơ
  • Vé máy bay từ Việt Nam sang Đức, giá vé dao động từ 8 – 15 triệu VNĐ tùy từng thời điểm

Chi phí khi sang Đức

Du học nghề tại Đức là miễn học phí. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng phí phụ thu mà bạn cần quan tâm:

  • Phí Semesterbeitrag là loại phí nhà trường thu để chi trả cho vé tàu xe cũng như là phí quản lý học viên. Du học sinh có thể sử dụng các loại phương tiện công cộng theo quy định của từng bang. Mức phí dao động từ 200 – 300 EUR/kỳ
  • Chi phí nhà ở: Tùy thuộc vào từng thành phố, khu vực bạn theo học chi phí nhà ở sẽ khác nhau. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn đăng ký ở ký túc xá với múc phí dao động từ 200 – 300 EUR/tháng. Việc lựa chọn căn hộ cho thuê thì mức phí một tháng sẽ từ 300 EUR/tháng trở lên
  • Chi phí ăn uống: Bạn sẽ tự nấu ăn hoặc ăn ở căng tin của trường, chi phí chỉ khoảng 150 Euro/tháng. Còn nếu ăn ở ngoài thì chi phi sẽ khá đắt đỏ

Các chi phí sinh hoạt khác:

  • Bảo hiểm y tế dành cho sinh viên quốc tế khoảng 80 Euro/tháng
  • Mạng Internet, tivi, điện thoại: 30 Euro/tháng
  • Chi phí đi lại: 100 Euro/tháng

Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì? Làm Thế Nào Để Tối Ưu?

Hồ sơ đăng ký

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm tư vấn du học sẵn sàng giúp bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ thật đẹp để lên đường đi học. Tuỳ vào ngành nghề hoặc địa điểm học, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các giấy tờ khác nhau. Nhìn chung, một số giấy tờ cơ bản mà hầu như mọi ngành đều cần có là:

  • Hộ chiếu bản gốc, hộ khẩu công chứng, CMND công chứng, giấy khai sinh bản sao
  • Chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện đi lao động và du học
  • Sơ yếu lý lịch (ghi rõ thời gian từ cấp một đến nay làm gì, ở đâu)
  • Lý lịch Tư pháp số 1 bản gốc (xin tại sở tư pháp tỉnh)
  • Bằng THPT, học bạ THPT bản gốc, bằng tốt nghiệp, bảng điểm TC/CĐ/ĐH bản gốc (nếu có)
  • Chứng chỉ trình độ tiếng Đức B1 của Viện Goethe hoặc Hanu bản gốc
  • Đơn xin học (giải thích lý do vì sao muốn học nghề tại CHLB Đức)
  • 12 ảnh theo quy định của ĐSQ Đức

Chữa hồ sơ du học là chuyện nhỏ với 5 bước tại ScholarshipEZ

Du học Century xin chúc các bạn có một chuyến du học thật thuận lợi và thành công!

100 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Các khối ngành tuyển sinhKỹ Thuật Công Nghệ

Lí do nên du học Đức ngành công nghệ thông tin

1. Miễn học phí, chi phí sinh hoạt thấp

Hiện nay, chính phủ Đức đang có chính sách hỗ trợ học phí dành cho những du học sinh đến Đức. Do đó, các sinh viên nước ngoài du học tại Đức sẽ được hưởng toàn bộ học phí trên hầu hết các bang ở Đức. Bên cạnh đó, so với các nước châu Âu khác, chi phí sinh hoạt ở Đức tương đổi thấp. Vì vậy, khi lựa chọn du học tại đây, bạn sẽ không cần bận tâm về học phí và chi phí sinh hoạt.

Money in Germany: Banks, ATMs, cards & currency exchange - Wise, formerly TransferWise

2. Trường lớp, cơ sở vật chất hàng đầu thế giới

Đức là một trong những quốc gia có cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại hàng đầu châu Âu. Không chỉ vậy, chính phủ Đức chú trọng đầu tư phát triển ngành công nghệ thông tin. Do đó, khi du học tại đây, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp trước độ hoành tráng và sự hiện đại của cơ sở vật chất.

3. Phương pháp giảng dạy tiên tiến

Khi học công nghệ thông tin tại đây, sinh viên không chỉ được tiếp thu kiến thức lí thuyết từ giảng viên mà còn được thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp nhằm đảm báo các bạn được trang bị đầy đủ hành trang cho mình trước khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, chất lượng đầu ra của ngành luôn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Chương trình tiên tiến: Lựa chọn ưu việt của sinh viên hiện đại

4. Có số lượng lớn các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

Ngoài việc đăng kí tham gia các khóa học tiếng Đức, bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Kiến thức và chất lượng đào tào vẫn được đảm bảo như khi bạn học bằng tiếng Đức. Bên cạnh đó, đây cũng là một lựa chọn thông minh dành cho những bạn chưa thực sự tốt bộ môn tiếng Đức

 

 

114 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Các khoá học đặc biệt du học sinh Đức nên biết

Thực tế cuộc sống của 1 du học sinh tại Đức không chỉ xoay quanh các môn học cố định trong chương trình học. Nhiều bạn du học sinh còn chọn học thêm những kỹ năng này đều giúp ích rất lớn cho công việc sau này.
  • Các khóa học về Lịch sử: Các bạn du học sinh tại Đức có thể tham dự các khóa học về Thế chiến thứ 2 hoặc các phong trào nghệ thuật và văn hóa Đức. Các lớp học có thể có những chương trình khác nhau.

  • Các khóa học về Kinh doanh quốc tế: Đức là quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), do đó Đức luôn kết nối các hoạt động kinh doanh với các quốc gia còn lại trong khối. Du học sinh tại Đức có thể tham gia các lớp học về Kinh doanh quốc tế và nghiên cứu 2 quan điểm. Thứ nhất là các phương thức và cơ cấu kinh doanh của Đức. Thứ 2 là nghiên cứu về tác động của nền kinh tế Đức với các nước khác trong EU. Thậm chí các chương trình này có thể cho các bạn cơ hội đến thăm các công ty lớn có trụ sở tại các thành phố lớn.

  • Các khóa học về Âm nhạc: Đức là nơi sản sinh ra các thiên tài âm nhạc của thế giới như Bach, Beethoven, Eagner, Handel… và nhiều hậu duệ tiếp nối cho đến ngày nay. Theo học những khóa học về Âm nhạc, du học sinh tại Đức sẽ có cơ hội trau dồi kỹ năng từ các nghệ sỹ chuyên nghiệp. Các lớp học có thể bao gồm các bài học cá nhân, bài hát tiếng Đức và biểu diễn đồng ca.

  • Các khóa học về ngôn ngữ: Khi mới bắt đầu các bạn nên xem xét các khóa học ngôn ngữ chuyên sâu. Các khóa học này thường cho sinh viên 2 tuần để chuẩn bị. Sau đó bạn có thể tự trau dồi tiếng Đức của mình hoặc giao tiếp với bạn bè. Đừng lo lắng nếu bạn không tự tin khi bắt đầu. Nhiều người Đức nói tiếng Đức như 1 ngôn ngữ thứ 2, và bạn hoàn toàn có thể hỏi họi nếu đang thắc mắc về 1 cụm từ hay cách phát âm của từ nào đó.

40 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Điều kiện & hồ sơ du học Đức

Hồ sơ xin VISA du học nghề tại Đức- cần chuẩn bị những gì ?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bạn du học sinh khi chuẩn bị du học nghề Đức chính là hồ sơ xin VISA . Quy trình kiểm duyệt hồ sơ của Đại Sứ Quán Đức vô cùng nghiêm ngặt. Một sai phạm hoặc thiếu sót nhỏ cũng có thể dẫn tới chậm trệ trong quá trình trả kết quả, hoặc thậm chí bị từ chối. Trong khi đó, một bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ, minh bạch, sắp xếp đúng thứ tự chỉ mất vỏn vẹn 3 ngày để được duyệt và chấp thuận. Về cơ bản, một bộ hồ sơ du học nghề Đức đầy đủ cần có những giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ B1 tiếng Đức
  • Bằng tốt nghiệp cấp 3
  • Giấy khám sức khỏe ( song ngữ, không nhiễm viêm gan B và HIV )
  • Tài khoản phong tỏa
  • Các hợp đồng học tập tại Đức, bao gồm:
    – Hợp đồng học nghề của trường đào tạo cao đẳng nghề và thư mời học tiếng Đức B2 (kể từ tháng 3/2020 có thể sang Đức học nghề luôn với bằng B1 ).
    – Hợp đồng thực hành nghề có bảng lương
    – Hợp đồng hay chứng nhận nhà ở.

Hồ sơ xin VISA cần được chuẩn bị cẩn thận trước khi nộp

Về phần làm hồ sơ, du học sinh có thể tự làm hoặc chọn những trung tâm có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị. Trong thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều trường hợp hồ sơ lỗi, khai khống, khai không đúng thông tin để được nhận VISA sang Đức, nhưng sau đó thì bị phát hiện, cấm cửa và đuổi về nước cùng với một khoản tiền phạt không hề nhỏ.

Vì vậy, các bạn phải thật sự tỉnh táo, thận trọng, cân nhắc kĩ trong quá trình làm hồ sơ cũng như trước khi làm hồ sơ.

108 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Du học Đức

Nên hoặc không nên mang gì khi du học Đức?

1. Những giấy tờ cần mang sang Đức

Giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ khác luôn phải là điều đầu tiên cần nhớ để bạn có thể nhập cảnh vào Đức 1 cách thuận lợi. Các bạn cần mang theo các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu kèm visa du học được dán vào hộ chiếu
  • CMND/CCCD (bản gốc)
  • Giấy khai sinh
  • Giấy tờ gốc liên quan đến việc xin visa du học Đức như giấy nhập học từ trường bên Đức, giấy chứng minh tài chính…
  • Bộ hồ sơ liên quan đến việc nhập học tại trường
  • Các loại bằng cấp cần thiết cho việc xin học khác như bằng cấp, học bạ/bảng điểm, chứng chỉ…
  • Bản dịch công chứng tất cả các loại giấy tờ trên
  • Khoảng 10 ảnh hộ chiếu để sử dụng dần vì khi mới sang Đức các bạn có thể sẽ phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ mà nếu không biết chỗ thì không thể đi chụp ảnh lấy ngay được

Vì các giấy tờ trên đều rất quan trọng nên các bạn cần cho vào túi xách và balo và luôn mang theo bên người để đề phòng thất lạc.

2. Tiền mặt và tài khoản ngân hàng

Về tiền thì chắc chắn các bạn trước khi sang Đức đã phải có sẵn 1 tài khoản ngân hàng có thể dùng được ở Đức rồi. Tuy nhiên, các bạn vẫn phải chuẩn bị tiền mặt trong người cho chắc chắn vì có nhiều trường hợp bạn không sử dụng tài khoản ngân hàng được.

Các bạn nên chuẩn bị tiền mặt loại tiền lẻ 5 EUR, 10 EUR, 20 EUR để mua vé tàu hay mua sắm các vật dụng cần thiết ban đầu. Nếu các bạn hết tiền lẻ thì cứ vào 1 siêu thị mua gì đó thì sẽ đổi được tiền lẻ thôi.

3. Đồ dùng cá nhân

Ở 1 quốc gia phát triển như Đức thì việc mua đồ dùng cá nhân hay mỹ phẩm là điều không hề khó khăn khi chỉ cần bước chân ra siêu thị hay cửa hàng là có thể mua được ngay lập tức.

Các bạn chỉ cần mang theo những thứ cần thiết nhất để dùng khi vừa mới sang như:

  • Dù
  • Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng (hành lý ký gửi)
  • Dầu gió
  • Kính cận (nếu bạn bị cận) và nên mua 1 chiếc dự phòng vì ở Đức mắt kinh rất đắt (200 – 1,000 EUR/cái)
  • Dép đi trong nhà
  • Mỹ phẩm thì các bạn có thể mang loại travel kit để dùng trong thời gian bay và những ngày đầu tiên tại Đức. Bởi có thể khi sang Đức, khí hậu thay đổi thì bạn cũng cần thay đổi cả loại mỹ phẩm và dưỡng da cho mình.

4. Quần áo và giày dép

Nếu bạn sang Đức vào mùa Đông (Đức sẽ rất lạnh từ tháng 11 đến tháng 4) thì bạn cần mang áo ấm từ Việt Nam sang để giữ ấm cơ thể. Ngoài quần áo ra thì 1 đôi giày tốt, đế giày và kín cổ sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn. Vớ thì nên là vớ cao cổ và đủ dày.

Còn nếu mua giầy để đi vào mùa Đông thì nên mua giày chống nước như giày da…

Nếu bạn sang vào mùa Hè thì cũng không cần mang quá nhiều quần áo, giày dép mà để dành hành lý cho những thứ khác. Vì đồ bên Đức cũng có nhiều đồ tốt và rẻ như ở Sara… hay nhiều siêu thị như Lidl, nên bạn hoàn toàn có thể mua nhiều đồ tốt và giá rẻ tại Đức thay vì phải mang từ Việt Nam sang.

5. Thuốc 

Các bạn nên chuẩn bị trước các loại thuốc cơ bản như thuốc đau đầu, cảm cúm, giảm đau, đau bụng,… và 1 số kháng sinh. Trước khi sang các bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại thuốc không được mang theo để tránh việc vô tình vi phạm luật dẫn đến không được nhập cảnh.

Về cơ bản thì ở Việt Nam bạn hay phải dùng những loại thuốc gì thì nên mang theo.

6. Thức ăn

Những ngày đầu chưa quen với ẩm thực Đức thì các bạn nên mang từ nhà 1 số đồ ăn cơ bản như ruốc, mì gói… để chống đói. Và cũng không cần mang quá nhiều bởi ở các thành phố lớn tại Đức đều có chợ châu Á với nguyên liệu phong phú để chế biến món ăn Việt Nam.

Với đồ ăn khô của Việt Nam như ruốc, mực khô, đồ khô 1 nắng, có thể mang theo nhưng các bạn nên hạn chế vì nhiều nước châu Âu rất kỹ tính trong việc mang những đồ liên quan tới thực phẩm vào châu Âu.

Các bạn có thể mang nhiều mì gói để ăn trong những ngày đầu chưa quen đường sá và siêu thị để mua thực phẩm. Khi quen với các siêu thị, đặc biệt là siêu thị châu Á thì bạn có thể mau được rất nhiều đồ Việt Nam.

7. Trang thiết bị điện tử

Các trang thiết bị điện tử gần như là điều bắt buộc mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ vì đồ điện tử ở Đức rất đắt, đắt hơn khá nhiều so với ở Việt Nam. Chưa kể nhiều thiết bị có ngôn ngữ mặc định là tiếng Đức hoặc tiếng Anh nên bạn rất khó chuyển sang tiếng Việt sau này. Do đó mà những đồ điện tử nào bạn cần tại Việt Nam thì các bạn cứ mua mang sang Đức.

  • Smartphone: sử dụng được sim quốc tế, sạc tốt và có thể cài bộ gõ tiếng Đức. Ngoài ra, cần cài google map cho smartphone (cực kỳ quan trọng). Đồng thời, hãy học cách dùng google dịch hoặc từ điển online/offline
  • Laptop: loại tốt, pin và sạc đầy đủ, có thể cài bộ gõ tiếng Đức
  • Ổ cắm: Đức và Việt Nam có ổ cắm khá giống nhau, và ổ tròn đôi là phổ biến. Nếu cần bạn có thể mang sang ổ sạc 3 thì
  • USB và sạc dự phòng: nên mua nếu cần.
  • Nồi cơm điện: nên mang sang 1 cái nhỏ, vì ở Đức có bán nhưng rất đắt.

8. Những đồ không được mang lên máy bay

Nhiều bạn lần đầu đi máy bay, đặc biệt là đi máy bay quốc tế sang 1 đất nước phát triển và có luật pháp khắt khe như Đức thì cần biết những đồ không được mang lên máy bay.

Có 2 loại đồ: đồ ký gửi và đồ xác tay lên máy bay. Ngoài quy định về số cân thì có 1 số lưu ý sau cho các bạn:

  • Không được mang quá nhiều chất lỏng, kể cả hành lý ký gửi. Thông thường các hãng máy bay đều có quy định về chất lỏng mang theo, các bạn nên đọc kỹ
  • Không mang quá nhiều món đồ mới vì rất có thể bị nghi ngờ trốn thuế và mua sang để bán. VD như mang 2 cây thuốc lá là có thể bị đánh thuế rồi, mà nếu phát hiện ra thì phạt thuế sẽ rất nặng. Thậm chí nhiều đồ dùng cá nhân nhưng bạn mua với số lượng lớn thì cũng có thể bị cho là đi buôn và cố tình trốn thuế.
  • Hành lý xách tay không được mang: dao, kéo, vật nhọn có thể gây sát thương…
  • Các loại chất lỏng quá 100 ml, kể cả vẫn đang đóng hộp. Giới hạn chất lỏng có thể khác với 1 vài hãng bay nên các bạn cần đọc kỹ.
  • Các loại chất dễ gây cháy nổ như bật lửa…
  • Các chất gây mùi như thức ăn khô (cá khô, mực khô, nước mắm…). Những đồ trên các bạn có thể cho vào hành lý ký gửi

Tóm lại, cần chuẩn bị thật kỹ đồ để mang sang Đức, đặc biệt là với các bạn du học sinh sắp sang Đức học tập. Các bạn không nhất thiết phải mua quá nhiều đồ mà chỉ cần mang vừa đủ là được vì ở Đức có siêu thị khá tiện lợi và đầy đủ.

99 lượt xem
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • …
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10

Hotline

🎓 VP Hội sở TPHCM
Cô Kiều Hạnh: 0765 463 297
Thầy Sơn: 0918 278 834

🎓 VP Long An

Thầy Phong: 0977 681 001

Thầy Trí: 0947 690 979

🎓 VP Bình Định

Cô Mỹ Hạnh: 0986 782 727

Tin mới

  • DU HỌC NGHỀ ĐỨC – CHỌN HƯỚNG ĐI NÀO CHO HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG!?

    09/06/2023
  • TUYỂN SINH DU HỌC CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC THỰC HÀNH VÀ LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG CÓ THỜI HẠN TẠI BANG THURINGEN – CHLB ĐỨC

    21/05/2022
  • HỆ THỐNG ĐÀO TẠO BFW REGENSBURG

    29/03/2022
  • Tuyển sinh du học & làm việc có thời hạn ngành điều dưỡng tại Đức

    13/12/2021
  • Tuyển sinh du học tại CHLB Đức

    04/11/2021

Du học – Việc làm – Định cư Đức

VP: 373/01/128 Thống Nhất, P11, Gò Vấp, Tp.HCM

Hotline: 098 333 56 35
Email: Kieuhanhcentury@gmail.com

© Copyright Thiết kế web Nhơn Mỹ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Century ESC
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Du học
    • Du học Đức
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Đức
      • Giới thiệu về nước Đức
      • Điều kiện & hồ sơ du học Đức
      • Các khối ngành tuyển sinh
    • Du học Hàn Quốc
      • Thông tin tuyển sinh
      • Trường học tại Hàn Quốc
      • Điều kiện & hồ sơ du học Hàn Quốc
      • Giới thiệu về Hàn Quốc
    • Du học các nước
  • Việc làm
    • Thông tin việc làm Đức
    • Thông tin việc làm Hàn Quốc
    • Thông tin việc làm các nước khác
  • Định cư
    • Thông tin định cư Đức
    • Thông tin định cư Hàn Quốc
    • Thông tin định cư các nước khác
Century ESC
  • Hợp tác
  • Đào tạo
    • Đào tạo tiếng Đức Chứng chỉ Hội thảo Tât cả
      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Chứng chỉ

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

      Hội thảo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Hội thảo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Tư vấn cho học sinh lớp 12 về…

      Đào tạo

      Hội thảo Tư vấn Tuyển sinh CĐ-ĐH CHLB…

      Đào tạo

      Chứng chỉ tiếng Đức A1

    • Đào tạo tiếng Đức
    • Đào tạo tiếng Hàn
    • Hội thảo
  • Tin tức
    • Góc chia sẻ
    • Hỏi đáp
  • Liên hệ