Nấu ăn từ lâu đã trở thành một nghệ thuật và ngành nghệ thuật ẩm thực ra đời thu hút khá nhiều bạn sinh viên có niềm đam mê với nó. Đây một trong những nghề khá “hot” và người học không lo thất nghiệp, chuyên ngành này ngày càng thu hút nhiều sinh viên bởi sự phát triển mạnh mẽ của khối ngành Nhà hàng – Khách sạn.
1. Giới thiệu chung về chương trình du học nghề Đức ngành Đầu bếp
Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, được biết đến là ngành “công nghệ không khói” do đặc thù của ngành. Đây là ngành dịch vụ cung cấp các hình thức nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống và đảm bảo mang lại sự hài lòng, an toàn, tận tâm, chu đáo cho khách hàng.
Trên thực tế, các trường Đại học ở Đức cung cấp chương trình học ngành Nhà hàng – Khách sạn với lộ trình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các bạn sẽ học những môn đại cương vào năm đầu tiên và bắt đầu năm hai các bạn sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành.
2. Lợi ích khi tham gia chương trình du học nghề Đức ngành Đầu bếp
Đi du học nghề Đức ngành Đầu bếp chuyên nghiệp cùng ACT, học viên sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
+ Miễn học phí 100%.
+ Trong thời gian học, được nhận lương thực hành từ 700 – 1.000E/tháng, đủ để các bạn sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt.
+ Có thể đi làm thêm 10 giờ/tuần với mức lương 9 – 10 E/giờ.
+ Bằng cấp được công nhận trên toàn nước Đức và trong khối liên minh châu Âu.
+ Sau khi tốt nghiệp, có cơ hội việc làm cao với mức lương hấp dẫn từ 1.800 – 2.700E/tháng
+ Cơ hội định cư lâu dài tại Đức.
+ Khả năng có Visa gần như tuyệt đối, không phải thi testas, làm APS…
3. Đối tượng tuyển sinh
+ Nam nữ trong độ tuổi từ 18 đến 28.
+ Tốt nghiệp THPT trở lên.
+ Có bằng cấp liên quan đến nghề Đầu bếp là một lợi thế (Nếu ko có bằng cấp chuyên ngành có thể tham gia một khóa kiến thức nền đào tạo cơ bản).
+ Tối thiểu có bằng tiếng Đức trình độ B2 theo khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu.
+ Tuy nhiên, học sinh có thể nộp hồ sơ xin Visa với bằng tiếng Đức B1 và đăng kí một khóa học tiếng Đức B2 theo chương trình nghề của tập đoàn Đức.
+ Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, xã hội.
+ Lý lịch rõ ràng không có tiền án tiền sự.
4. Lộ trình đào tạo
+ Tại Việt Nam:
- Học tiếng Đức (7-9 tháng): Học chứng chỉ nền và gửi Hồ sơ xin HĐ nghề B1.
- Hoàn thiện Hồ sơ và xuất cảnh (3-6 tháng): Học chương trình B1+ và xin nhận Visa, xuất cảnh.
+ Tại Đức:
- Học tiếng Đức lên B2 (6 tháng).
- Học chuyên ngành (3-3.5 năm): Học lý thuyết song song thực hành, được miễn học phí và có trợ cấp hàng tháng.
- Đi làm sau khi tốt nghiệp: Cam kết làm việc 2 năm và cơ hội định cư.
5. Chi phí
+ Tổng chi phí: 7.500E ~ khoảng 200 triệu đồng (1E ~ 26.300VNĐ)
+ Bao gồm:
- Học phí học tiếng Đức từ A1-B1
- Chi phí xử lý hồ sơ
- Lệ phí Visa
- Chi phí xuất cảnh…
6. Hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu (Bản gốc + bản photo tất cả các trang có dấu và Visa. Còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày rời Việt Nam và còn ít nhất 3 tháng sau ngày hết hạn Visa, còn ít nhất 2 trang trống)
+ 02 ảnh hộ chiếu 3.5 x 4.5 (Nền trắng, ảnh rõ mặt, lộ rõ 2 tai, mặt chiếm 70- 80% ảnh)
+ CMND (Bản sao công chứng)
+ Sổ Hộ khẩu (Bản sao công chứng)
+ Bằng và Bảng điểm bậc học cao nhất (Bản sao công chứng)
+ Xác nhận sinh viên nếu đang đi học (Bản gốc)