Lễ hội và phong tục truyền thống ở Đức

1. Oktoberfest – Lễ hội bia ở München

Thời gian: Tháng 10

Lễ hội tháng 10 (Lễ hội Oktoberfest ở München) là một truyền thuyết. Không chỉ ở München mà còn ở các vùng khác thuộc bang Bayern và các bang khác ở Đức cũng có những lễ hội truyền thống diễn ra vào mùa thu và tháng 10. Tuy nhiên về quy mô thì lễ hội Oktoberfest ở München được biết đến là lễ hội lớn nhất và nổi tiếng nhất. Trong những năm gần đây, lễ hội ’’Oktoberfest’’ cũng được tổ chức ở ngoài biên giới nước Đức. Các lễ hội này cũng được gọi là lễ hội ’’Oktoberfest’’ và lễ hội phục vụ chủ yếu là bia Đức.

Nếu các bạn muốn trải nghiệm lễ hội gốc đặc trưng ở Đức thì chúng tôi xin mời các bạn đến nước Đức hoặc nếu được thì đến thành phố München để khám phá không khí lễ hội.

2. Carnival – Lễ hội hóa trang

Thời gian: Tháng 11

Lễ hội Carnival Köln bắt đầu chính xác vào lúc 11 giờ 11 phút, ngày 11 tháng 11, nhưng nó chỉ lên đến đỉnh điểm vào Tolle Tage, tức là Ngày Điên, ngay trước Mùa Chay. Ngày thứ năm trước Mùa Chay cũng được gọi là ngày Phụ nữ. Đây là ngày phụ nữ có thể cắt đứt mọi ràng buộc với bất kỳ người đàn ông nào có liên hệ với họ.
Dân chúng cử hành lễ hội bằng cách đeo những chiếc mặt nạ kinh dị để đóng giả phù thủy, hồn ma, hay quỷ sứ. Họ cũng tham gia vào các vũ hội hóa trang hay đua tài về trang phục. Một lễ hội Carnival nổi tiếng được tổ chức ở Köln, trong đó 105 câu lạc bộ địa phương tham gia bầu ra 3 người để hóa trang làm Hoàng Tử, người Nông Dân và nàng Trinh Nữ trong lễ hội. Những nhân vật này, thường là những doanh nhân ở độ tuổi trung niên, trong đám rước, họ mặc quần áo hóa trang, ngồi trên cao và ném kẹo vào đám đông. Đám đông hát những bài ca địa phương khi đám rước đi ngang qua các đường phố.

3. Weihnachten – Lễ Giáng sinh

Thời gian: 24/12 – 26/12

Lễ Giáng sinh – là mùa trong năm được nhiều người quan tâm nhất, đây là ngày lễ kỉ niệm sự ra đời của Chúa. Lễ Giáng sinh là lễ hội dành cho gia đình quan trọng nhất ở Đức. Bắt đầu từ tháng 12 không khí Giáng sinh đã tràn ngập các đường phố. Các chợ phiên Giáng sinh bắt đầu mở cửa, các cây thông Giáng sinh được dựng lên và trang trí với các sắc màu.

Ngoài các nghi lễ như đi nhà thờ, trong thời gian trước khi đến giáng sinh còn có rất nhiều những nghi thức, phong tục khác. Ở nhiều thành phố, chợ giáng sinh đông như hội, tại nhà, mọi người treo những chiếc vòng hoa làm từ cây thông, được trang trí với nến. Những ngày trước khi đến đêm Giáng Sinh (24/12) được tính theo lịch mùa Vọng. Lịch Vọng thường bao gồm nhiều ô chứa kẹo, mỗi ngày người ta lại bóc 1 ô nhỏ trên lịch để lấy kẹo ăn, thường là sô cô la. Người ta thường tận hưởng đêm Giáng sinh và 2 ngày nghỉ lễ tiếp theo bên gia đình.

Truyền thống quan trọng nhất đó chính là việc cùng nhau trang trí cây thông Noel với những quả cầu, nến và cùng nhau ăn một bữa thật ấm cúng, thường có món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối là lúc của những điều bất ngờ khi mọi người cùng trao đổi quà.

4. Ostern – Lễ Phục sinh

Thời gian: Tính từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4

Lễ Phục sinh là một ngày lễ tôn giáo để tưởng nhớ sự hồi sinh của Chúa từ cõi chết, ngày lễ này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong Đức tin của Kitô giáo.

Vào cuối tuần lễ Phục sinh, mọi người thường đốt lửa trại Phục sinh. Ở giữa đống lửa trại là một hình nộm bằng rơm, gọi là Judas, tượng trưng cho kẻ phản bội. Đối với nhiều người thì việc đốt lửa Phục sinh chỉ là một truyền thống vốn có chứ cũng không mang ý nghĩa nhiều về tôn giáo.

0 bình luận
0

Liên quan