Thói quen trong giao tiếp của người Đức

Xưng hô

Người Đức rất chú trọng cách xưng hô lễ nghi của mình. Những người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở lên thường được gọi cùng tên. Chẳng hạn như Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những học hàm học vị thấp hơn ít được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng cũng được xưng kèm: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như Bá tước, Hầu tước, bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá tước…Trong quan hệ xã giao, khi mới gặp, làm quen thường xưng hô theo ngôi tôn trọng “ Sie”, khi đã thân thiết chuyển sang xưng hô thân mật theo ngôi thứ hai số ít “ du”. Trong gia đình người Đức đều xưng hô theo ngôi thứ hai số ít “ du”.

Chào hỏi

Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào người đến trước hoặc hoặc người nhìn thấy trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì chào theo thứ bậc. khi gặp nhau những người đã quen biết nhau chào trước. Sau đó người thứ bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có thứ bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau đó, khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay nhau. Cử chỉ bắt tay ngắn, chặt, khi bắt tay thì nhìn thẳng vào nhau.

Trao nhận quà

Món quà thường được tặng khi được mời tới nhà là hoa và socola. Hoa màu vàng và màu trà luôn được người Đức ưa thích nhất. Đặc biệt bạn không nên tặng chủ nhà hoa hồng đỏ vì ý nghĩa “lãng mạn” của nó, không nên tặng hoa lily, hoa cúc vì có ý nghĩa buồn . Món quà thường được mở ra ngay sau khi nhận.

 

Dự tiệc

Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do. Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc bạn nên điện thoại hoặc gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà.

Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống trước. Khi được mời ngồi, bạn phải ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp. Bạn cũng cần chú ý trong cách sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn: nĩa tay trái và dao tay phải và chưa dùng bữa khi chủ tiệc chưa có lời mời. Tại các buổi tiệc lớn, hãy đợi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng thì bạn mới làm theo như vậy. Tuyệt đối không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống. Với những món ăn như chả giò hay bánh mỳ bạn có thể dùng tay để chia nhỏ ra. Hãy nên dùng hết thức ăn trong đĩa của bạn. Nếu muốn ra hiệu cho người phục vụ là bạn đã dùng xong bữa hãy đặt nĩa và dao song song bên phải của đĩa ăn. Khi cụng ly hãy để chủ tiệc nâng ly trước

Điện thoại

Người gọi điện đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên.

Phụ nữ

Thông lệ “Ladies first” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ công việc thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay cả nam và nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc hoặc cởi áo choàng, không ai được từ chối cử chỉ đó.

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp của người Đức. Hãy ghi nhớ những thông tin hữu ích nếu bạn mong muốn trở thành thành viên của của quốc gia  này.

 

Century ESC chúc bạn thành công!

 

 

0 bình luận
0

Liên quan